Nguyên tắc cần nhớ khi chọn cây để trong phòng ngủ

Hotline hỗ trợ
0905 046 505
Nguyên tắc cần nhớ khi chọn cây để trong phòng ngủ

 

      Để cây xanh trong phòng ngủ có thể thanh lọc không khí, loại bỏ khí độc, mang đến những phút giây thư giãn, những giấc ngủ ngon. Đặc biệt, một số loại cây phong thủy còn giúp tăng vượng khí và mang đến tài lộc.

 

       Thế nhưng, không phải loại cây xanh nào chúng ta cũng có thể đưa vào phòng ngủ. Đó là lý do vì sao chúng tôi giới thiệu đến bạn bài viết về những nguyên tắc chọn cây để trong phòng ngủ dưới đây.

 

 

1. Có nên để cây xanh trong phòng ngủ?

 

       Xu hướng thiết kế nội thất chung cư, nhà ở hiện nay rất chuộng yếu tố tự nhiên. Cây xanh chính là một nhân tố không thể thiếu trong các ý tưởng thiết kế, trang trí nội thất phòng khách, phòng bếp và cả phòng ngủ.

 

       Tuy nhiên, việc trồng cây trong phòng ngủ có thể khiến bạn gặp nhiều bất lợi nếu không đúng cách. Ban đêm hầu hết cây xanh sẽ hấp thu khí oxy và thải ra khí CO2 làm không khí phòng ngủ trở nên ngột ngạt, ảnh hưởng đến giấc ngủ.

 

       Phòng ngủ là không gian mang thuộc tính âm, cần không khí trầm, yên tĩnh và thư thái. Trong khí đó, cây xanh lại có sự sinh trưởng, phát triển mang thuộc tính dương. Ở đây chúng ta đã thấy có sự đối lập về các thuộc tính phong thủy.

 

       Thực tế khi sử dụng cây xanh có thể hút muỗi, côn trùng. Khi cây rụng lá, hoa sẽ gây mất vệ sinh, nếu không vệ sinh sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi.

 

       Với những điểm bất lợi trên, chắc hẳn nhiều người sẽ thắc mắc không biết có nên để cây trong phòng ngủ hay không? Đừng vội từ bỏ ý định, bạn hãy tham khảo những nguyên tắc dưới đây, mọi vấn đề sẽ được giải quyết dễ dàng.

 

 

2. Nguyên tắc cần ghi nhớ khi để cây trong phòng ngủ

 

       Làm cách nào để hạn chế những yếu điểm của cây xanh, khai phá tối đa giá trị của nó? 

 

2.1. Chọn các loại cây thuộc thực vật CAM

 

       Nói thực vật CAM chắc hẳn mọi người sẽ thấy xa lạ và khó hiểu. Thực vật CAM (Crassulacean acid metabolism) là chỉ những loại cây có cơ chế sinh học ngược so với đa số loài thực vật. 

 

       Vào ban ngày, cây đóng kín các khí khổng (thường dùng để hấp thu cacbon dioxit), ngăn cản quá trình thoát hơi nước nhằm giữ nước cho bản thân chúng. Đến đêm khi trời lạnh và ẩm hơn thì khí khổng mở ra để “nhả” oxy và hấp thụ CO2. 

 

       Chính vì vậy, những loại cây quang hợp CAM như thế này rất thích hợp để trồng trong phòng ngủ. Một số loại cây cảnh gợi ý cho bạn như: cây Lan Ý, Nha Đam, Lưỡi Hổ hay cây Ngọc Bích, Lan Chi, cây Trầu Bà,...

 

2.2. Chọn cây xanh có kích thước và hình dáng phù hợp

 

       Phòng ngủ thường là không gian khép kín, có diện tích hạn chế hơn phòng khách và chắc chắn là không thể thoáng rộng như không gian sân vườn. Hơn nữa, để đảm bảo tiện nghi, phòng ngủ còn cần nhiều món đồ nội thất: giường ngủ, tủ quần áo, bàn trang điểm, kệ tivi,...

 

       Do đó, cây trồng trong phòng ngủ nên có kích thước vừa phải, tốt nhất là chọn những chậu cây mini, cây để bàn. Tránh đưa những chậu cây có thân to, tán lá sum suê, nhiều hoa hay dễ rụng lá vào phòng ngủ. Và tuyệt đối, không trồng các loại cây có gai nhọn trong không gian này.

 

 

2.3. Nắm rõ cách chăm sóc cây cảnh

 

       Phòng ngủ là không gian trong nhà, thiếu ánh sáng mặt trời và tỷ lệ bóng tối nhiều hơn. Cho nên, chọn cây cảnh để trong phòng ngủ phải là những cây ưa bóng, ưa tối. Đặc biệt, chọn loại cây trồng có khả năng sinh trưởng, phát triển trong phòng ngủ có máy lạnh.

 

       Với điều kiện môi trường sống không thể thuận lợi như ngoài sân, vườn nên chọn loại cây càng dễ chăm sóc càng tốt. Cây chịu được hạn tốt, không cần độ ẩm cao và sống được dưới ánh đèn huỳnh quang.

 

       Cây dù dễ sống đến đâu nhưng không biết cách chăm sóc thì cũng sớm lụi tàn, sâu bệnh phá hoại, gây ảnh hưởng đến môi trường phòng ngủ. Cho nên, bạn cần tìm hiểu ký cách chăm sóc cây, để xử lý kịp thời khi cây bị sâu bệnh, ngăn chặn vi khuẩn phát triển.

 

       Mỗi tuần nên mang cây ra “tắm nắng” ít nhất 1 lần. Khi cây bị mốc, hay có sâu bệnh thì phải cắt tỉa ngay và dùng nước vôi hoặc nước muối lau rửa lá. Tuyệt đối không dùng thuốc trừ sâu, vì không gian của chúng ta là phòng ngủ mà.

 

       Trong trường hợp cây bị sâu bệnh nặng thì bạn hãy đem cây ra ngoài rồi mới xịt thuốc. Để ở ngoài 1 – 2 ngày, dùng nước muối hoặc vôi lau sạch lá rồi mới mang vào phòng.

 

2.4. Chọn cây cảnh có hương sắc dễ chịu

 

       Phòng ngủ cần sự thanh tao, thư thái, một bầu không khí nhẹ nhàng, yên tĩnh để có giấc ngủ sâu và ngon. Nếu để trong phòng ngủ loại câu có màu sắc quá rực rỡ, mùi hương quá nồng sẽ gây hiệu ứng ngược, khiến bạn khó ngủ, ngủ không ngon giấc.

 

       Chọn những loại cây thực sự XANH, nếu có hoa thì hoa có màu trắng, kem hoặc pastel sẽ phù hợp. Về hương thơm, chọn cây có mùi hương dịu nhẹ, có tác dụng an thần như oải hương hay hoa nhài.

 

2.5. Không thiết kế khu vườn mini trong phòng ngủ

 

       Nhiều người nghĩ, với tác dụng lọc và điều hòa không khí tuyệt vời, cứ đưa nhiều cây xanh vào nhà là tốt. Điều đó là hoàn toàn sai lầm. Phòng ngủ là nơi thư giãn, nghỉ ngơi không nên trồng quá nhiều cây. Lý do vì sao thì ngay ở phần 1 Nội Thất Miền Bắc đã trình bày. Trong phòng ngủ, chỉ nên để tối đa 3 – 4 chậu cây cảnh nhỏ. Nhớ cắt tỉa lá thường xuyên tránh để cây mọc quá um tùm. 

 

 

3. Chọn cây để phòng ngủ đẹp và hợp phong thủy

 

       Khi đưa cây xanh vào nhà hầu hết các gia chủ đều chọn cây phong thủy. Những loại cây này không chỉ đẹp mà còn xanh, sạch và còn mang đến nhiều điều may mắn, bình an, tài lộc và sự thịnh vượng. Để cây gì trong phòng ngủ? Dưới đây là những cái tên được đề cử.

 

icon-dong-hungole-blog (396)Cây Lưỡi Hổ đứng đầu danh sách vì đây là loài thuộc thực vật quang hợp CAM. Ban đêm chúng giải phóng khí oxi hấp thu carbon dioxide. Cây có khả năng hấp thu độc tố như nitrogen oxide và formaldehyde. 

 

icon-dong-hungole-blog (396)Cau Tiểu Trâm cũng là một lựa chọn tuyệt vời. Loại cây này được ví như chiếc máy điều hòa và giữ độ ẩm cho ngôi nhà. Nếu gia đình bạn sống ở khu vực có độ ô nhiễm không khí cao, thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, xăng dầu thì Cau Tiểu Trâm là lựa chọn tuyệt vời.

 

icon-dong-hungole-blog (396)Cây Trúc Mây có tác dụng loại bỏ các khí độc như formaldehyde, amoniac, xylene và toluene khỏi không gian phòng ngủ của bạn. Nó còn có thể giúp chúng ta cải thiện giấc ngủ, tăng tuổi thọ. 

 

icon-dong-hungole-blog (396)Cây Lô Hội hay còn gọi là Nha Đam được các nhà khoa học chứng minh là loại cây lọc và làm sạch không khí cực tốt. Cây giải phóng oxy vào ban đêm, loại bỏ những không khí bị ô nhiễm trong không gian nghỉ ngơi của bạn.

 

icon-dong-hungole-blog (396)Dương xỉ là một loại cây có khả năng hút ẩm vô cùng tốt, có thể hút và loại bỏ khí độc Aldehyde Formic. Treo một chậu Dương Xỉ bên cửa sổ phòng ngủ bạn sẽ thấy chất lượng giấc ngủ của mình được cải thiện đáng kể.

 

icon-dong-hungole-blog (396)Cây Phú Quý là loại cây phong thủy hợp với người mệnh Hỏa và mệnh Thổ. Nó mang đến tài lộc, may mắn và sự giàu sang cho gia chủ. Bên cạnh đó, cây có tác dụng loại bỏ khí formaldehyde rất hiệu quả.

 

icon-dong-hungole-blog (396)Cây Thường Xuân được các nhà khoa học ví như bộ máy lọc không khí tự nhiên. Nó hấp thụ những chất có hại như benzen, phenol, aldehyde formic hay nicotin từ khói thuốc lá,… Trồng cây này trong phòng ngủ còn có thể cải thiện giấc ngủ, nâng cao sức khỏe.

 

icon-dong-hungole-blog (396)Hoa nhài với hương thơm dịu nhẹ có tác dụng giảm lo lắng, tạo tinh thần thoải mái, thư thái và cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn. 

 

icon-dong-hungole-blog (396)Lan Ý trong phong thủy, là cây thu hút tài lộc, phú quý, mang đến sự hanh thông cho gia chủ. Nó cực kỳ hợp với những ai mệnh Kim và mệnh Thủy. Mặt khác đây là cây trồng trong phòng ngủ tốt với khả năng đặc biệt, hấp thụ các bài tủ mốc thông qua lá, loại bỏ chất gây ô nhiễm, làm sạch không khí phòng ngủ.

 

icon-dong-hungole-blog (396)Cây Dành Dành cũng là cây thích hợp trồng trong phòng ngủ, với khả năng tạo mùi hương, thanh lọc không khí tuyệt vời. Trong loại cây này trong phòng ngủ giúp nâng cao sức khỏe, cải thiện tinh thần.

 

Chia sẻ:
Bài viết khác:
Go Top
0
Zalo
Hotline