Đất trồng hoa hồng

Hotline hỗ trợ
0905 046 505
Đất trồng hoa hồng

Đất trồng hoa hồng

cây cảnh an nam

có ships quanh thành phố hồ chí minh

sdt: 0905 046 505 - 0908 275 629
  • 60.000đ
  • - +
  • 889
  • Thông tin sản phẩm
  • Bình luận

Trong ảnh là cây cảnh lang du kiểu khô, tác giả là Triệu Khánh Tuyền (Dương Châu - Giang Tô). Khi thưởng thức cây cảnh giống như được sống trong rừng rậm hoang sơ, thanh thản, vui vẻ, đây chính là sức hấp dẫn của cây cảnh

 

Vào đời Tống (960-1279 sau công nguyên), nghệ thuật hội họa phát triển đến mức trước đây chưa từng có, người ta bắt đầu vận dụng lý luận hội họa vào trong nghệ thuật cây cảnh. Cây cảnh đã chia làm hai loại rõ rệt là chậu cây cảnh và cây cảnh non bộ. Trong 4 bức họa “thập bát học sĩ đồ” (tranh về 18 vị học sĩ) thời Tống cất giữ trong Cố Cung, có 2 bức đều vẽ cảnh cây tùng, nó có dáng “cành cây ngã ngửa, mảnh như sợi kẽm cong, gốc nhô lên mặt đất, thân già sinh vảy, đương nhiên là vật đã có vài trăm năm”.

 

Sau thời Tống Nguyên, sự phát triển của lý luận hội họa đã trở thành tài liệu phong phú cho nghệ thuật cây cảnh. Đây là bức tranh "trúc khô trên đá? của Triệu Mạnh Phủ người đời Nguyên, bức tranh phản ánh sở thích của tầng lớp sĩ đâị phu thời bây giờ

 

Sau thời Tống Nguyên, sự phát triển của lý luận hội họa đã trở thành tài liệu phong phú cho nghệ thuật cây cảnh. Đây là bức tranh "trúc khô trên đá? của Triệu Mạnh Phủ người đời Nguyên, bức tranh phản ánh sở thích của tầng lớp sĩ đâị phu thời bây giờ

Vương Thập Bằng người nước Tống đã miêu tả rất sinh động về cây cảnh cây tùng trong “Nham Tùng ký”: “Có người bạn đem cây Nham Tùng đến trồng ở khe Mai, cây mọc thành khóm rễ bám vào đá rậm rạp tốt tươi, cây không cao thân là của cây tùng mà lá lại của cây bách, thế thẳng đứng ẩn chứa muốn chọc trời phủ đất, thuộc cây kỳ lạ, ta rất thích nó, bèn đào lên trồng vào chậu gốm, đặt trong phòng.”

Theo “Mặc Trang mạn lục” ghi lại: nhà thơ Tô Thức lấy tảng đá trắng đen làm thành một cái chậu lớn, tưới nước lên và đặt tên là “tuyết lãng trai” (phòng sóng tuyết), có thể thấy rằng ông rất yêu thích cây cảnh non bộ. Theo khảo chứng, từ “cây cảnh” được Tô Đông Pha bắt đầu sử dụng trong tác phẩm “Cách vật thô đàm” (Sơ luận về nguồn gốc sự vật).

 

Đây là bản sao cuốn "Mặc Trang mạn lục" của Trương Bang Cơ thời Tống, cất trong Song giám lầu nhà họ Phó. Scahs này ghi chép lại chuyện nhà văn, nhà thơ lớn đời Tống Tô Đông Pha làm cảnh từ núi đá

 

Đây là bản sao cuốn "Mặc Trang mạn lục" của Trương Bang Cơ thời Tống, cất trong Song giám lầu nhà họ Phó. Sách này ghi chép lại chuyện nhà văn, nhà thơ lớn đời Tống Tô Đông Pha làm cây cảnh từ núi đá

 

Đời Nguyên (1271 - 1368), người ta làm cây cảnh cỡ nhỏ. Cao tăng Uẩn Thượng Nhân vân du bốn phưng, ông đi khắp các ngọn núi dòng sông nổi tiếng, mô phỏng theo tự nhiên để chế tạo cây cảnh, ông rất giỏi làm những “ta tử cảnh” (cây cảnh nhỏ) đầy thi vị và họa ý. Đinh Hạc Niên - nhà thơ người dân tộc Hồi cuối đời Nguyên có bài thơ “Vi Bình Giang Uẩn Thượng Nhân phú ta tử cảnh” (làm thơ về những cây cảnh nhỏ của Bình Giang Uẩn Thượng Nhân):

Chỉ xích bồn trì khúc hạm tiền,

Lão thiền thanh hứng tự lâm tuyền.

Khí thôn Bột Hải ba doanh cúc,

Thế áp Không Đồng thạch nhất quyền.

Phảng phất yên hà sinh khích địa,

Phân minh nhật nguyệt tại hồ thiên.

Bàng nhân mạc ngạ hung khâm ải,

Hào phát tùng lai lập đại thiên.

Tạm dịch:

Cây cảnh nhỏ bé trước lan can,

Sư ông thanh hứng tợ suối rừng.

Khí bừng sóng nước đầy Bột Hải,

Thế áp đập đá núi Không Đồng.

Giống như khói ráng từ đất trống,

Nhật nguyệt phân rõ ở Hồ thiên.

Người đừng ngạc nhiên vì vẻ hẹp,

Vốn nó phóng khoáng đã từ xưa.

Bài thơ chỉ ra nét đặc sắc “trong cái nhỏ thấy cái lớn” trong cây cảnh của Uẩn Thượng Nhân.

 

Đến đời Minh (1368 - 1644 sau công nguyên), bắt đầu ra đời những tác phẩm viết về cây cảnh. Văn Chấn Hưởng viết trong “Trường vật chí - chậu ngoạn”: “Trong thú chơi cây cảnh, cây cảnh đặt trên bàn được xếp hàng đầu, thứ hai là cây cảnh đặt ở sân và nhà thủy tạ”. Trong “Khảo bàn dư sự Ỵ Bồn ngoạn thiên”, Đồ Long đã miêu tả rất sống động tư thái tạo hình cây cảnh cây tùng, đồng thời đối chiếu so sánh với các nguyên lý trong hội họa: “Loài cây đẹp xưa nhất như cây tùng Thiên mục, cao chưa đầy thước, thân như cánh tay, lá nhỏ kết thành chùm, tóm lại là dạng nghiêng lệch của Mã Viễn, nắm lấy đỉnh lộ ra của Quách Yến, chất lớp hơi ngửa của Lưu Tùng Niên, kéo lệch mái hiên lên cao của Thịnh Tử Chiêu v...” Trong “Nam thôn tùy bút” Lưu Đình Kiệt viết: “Chu Tam người thành thị chọn lựa cây tùng để cắt tỉa, cây cao chưa đầy thước, mà vẻ đẹp lạ lùng, có thế giống như con rồng có sừng dài trăm thước, phải chăm sóc hàng chục năm mới thành, hoặc cây hơn trăm tuổi đem trồng trong cái ang, cho thêm đá trắng vào, đặt ở trên bàn hay ghế”.

Sang đời Thanh (1644 - 1911), nghệ thuật cây cảnh đã có bước phát triển, hình thành những hình thức mới đa dạng và phong phú, đồng thời chia các loại thực vật cây cảnh thành “tứ đại gia”, “thất hiền”, “thập bát học sĩ”, và “hoa thảo tứ nhã”. “Tứ đại gia” là: kim tước, hoàng dương, nghênh xuân, nhung châm bách. “Thất hiền” là: tùng Hoàng sơn, bách Anh lạc, cây du, cây phong, đông thanh, ngân hạnh, tước mai. “Thập bát học sĩ” là: bách, đào, hổ thích, cát khánh, cẩu kỷ, đỗ quyên, thúy bách, mộc qua, lạp mai, thiên trúc, sơn trà, tùng la hán, hải đường tây phủ, trúc đuôi phụng, tử vi, thạch lựu, lục nguyệt tuyết, hoa dành dành. “Hoa thảo tứ nhã” là: lan, cúc, thủy tiên, xương bồ.

 

Cây cảnh bắt nguồn từ tự nhiên nhưng cao hơn tự nhiên. Nhưng phong cảnh đẹp trong tự nhiên là nguồn suối vô tận cho sự sáng tạo cây cảnh. Cây cảnh bắt nguồn từ tự nhiên nhưng cao hơn tự nhiên. Nhưng phong cảnh đẹp trong tự nhiên là nguồn suối vô tận cho sự sáng tạo cây cảnh.

Trần Ngô Tử đã dành trọn chương “Phương pháp trồng cây trong chậu để tạo cảnh” trong sách “Hoa cảnh” để nói về đặc điểm và kinh nghiệm tạo chậu cây cảnh: “Gần đây xuất hiện họa ý mô phỏng vân lâm sơn thụ (mây, rừng, núi, cây), dùng chậu đá trắng dài và lớn hoặc chậu cát đỏ, lấy cây bách, quả tròn hoặc cây phong, cây du hoặc hổ thích, hoàng dương, mai trang nhỏ nhất... chọn lấy hơn 10 loại, nhìn dáng của nó nhỏ, độ cao thấp sai kém không nhiều, tựa núi dựa đá mà trồng. Hoặc dùng đá trắng Côn Sơn, hoặc dùng đá xanh Quảng Đông, tùy ý chồng chất lên thành cảnh đẹp núi rừng, đặt vài chậu ở mái hiên cao phía trước phòng đọc sách, thật là một tặng phẩm đẹp lòng người”. Lại nói: “Nếu cây trồng trong chậu đã lâu, cành khô mọc tự phát, phải sửa cành rửa chậu. Phải dùng sợi cọ thật nhỏ buộc lại, lâu năm tính vững, tự tiễn đưa cái xưa vậy. Phàm chậu hoa đặt trên đá, tốt nhất nên có rêu”. Trong đây đã có phương pháp cấu tứ tạo cảnh, lại có kỹ xảo gia công chế tác và phương pháp chăm sóc.

 

Cây cảnh luôn là nguồn tài liệu nguồn camr hứng hội họa cho các họa sĩ. Hội họa chuyên miêu tả cây cảnh, chậu tài được gọi là "Thanh cung đồ" hoặc "Bấc cổ đồ".

Cây cảnh luôn là nguồn tài liệu nguồn camr hứng hội họa cho các họa sĩ. Hội họa chuyên miêu tả cây cảnh, chậu tài được gọi là "Thanh cung đồ" hoặc "Bấc cổ đồ". Đây là tác phẩm của Khổng Tuyên thời nay. Cuối đời Thanh, do bị chủ nghĩa đế quốc xâm lược và nội chiến, chiến tranh kéo dài khiến nghề cây cảnh dần bị suy thoái.

 

 

Sản phẩm cùng loại

Xơ Dừa Trồng Cây

Giá: Liên hệ

Go Top
0
Zalo
Hotline